Truyền thông có đang nói đúng tiếng nói thời trang
Thời đại 4.0 , Ai cũng có thể là người viết thời trang ?
Các phương tiện truyền thông hình thành đa dạng hơn từ những kênh phát hành truyền thống như báo, tạp chí, đến các kênh thông tin trực tuyến như trang cá nhân, trang cộng đồng như trên Facebook, Twitter, Instagram,… qua mỗi kênh thông tin này, chúng đều có thể được xem như là một kênh truyền thông, điều này dẫn đến nguyên nhân của bùng nổ thông tin.
Ngành thời trang và truyền thông thời trang cũng đã bị ảnh hưởng và phát triển dưới guồng vận động này, các tờ báo thời trang như Harper's Bazaar, Vogue, Cosmopolitan, Elle, … nới rộng nền tảng truyền tải thông tin từ Website đến Facebook rồi ứng dụng di động. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh còn đến từ những kênh thông tin tự phát, không chính thống, điều này xuất hiện khi mà mỗi một cá nhân cùng chiếc bàn phím đều có thể trở thành một phóng viên, một nhà bình luận thời trang. Nhưng thông tin và nhận đinh có chính xác, có chiều sâu trong phân trích hay đơn thuần là một bài dịch theo xu hướng nhất thời ?
Chính bởi những cạnh tranh này, để thu hút lượng người xem và thân thiện hơn với nhãn hàng, mô típ bài viết và thông tin được truyền tải trên những kênh này ngày càng biến chất, mất đi tính phân tích và phản biện thời trang vốn dĩ phải thường trực của vị trí fashion editor hay fashion writer, hay fashion critic .
Các chuyên mục thời trang như “Sao đẹp sao xấu, hôm nay mặc gì, chuyên mục đụng hàng, thời trang thảm đỏ…” là những chuyên đề nóng, thu hút tương tác nhất. Còn phần lớn số trang trên tạp chí lại là những trang quảng cáo cho các nhãn hàng, nội dung tập trung khai thác các vấn đề xã hội nổi cộm nhiều hơn là bình luận thời trang chính chuyên.
Theo đó, các thương hiệu thời trang Việt Nam cũng bị xoáy vào vòng luẩn quẩn từ quảng bá câu chuyện thương hiệu hay sử dụng KOLs. Chưa bao giờ quảng bá thời trang lại dễ dàng đến vậy. Những nhãn hàng thuê người nổi tiếng mặc trang phục của hãng, chụp ảnh cùng dòng mô tả thân thiện kèm hashtag thu hút người mua hàng, các bài tiếp thị đi theo chiến dịch tung hô nhãn hàng xuất hiện sau đó.
Vậy truyền thông thời trang là gì, ở đâu và trách nhiệm ?
Media is not Fashion, BUT Fashion needs Media . Let’s Game