THỜI TRANG CÓ CẦN TRUYỀN THÔNG?
Trong tình hình xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người không ngừng nâng cao, việc đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng trở nên cấp thiết, đẩy mạnh sự phát triển của truyền thông hơn bao giờ hết. Thậm chí, với nhiều người – việc được truyền thông, như một dạng tiếp thêm “năng lượng”, bởi vốn dĩ mong muốn hiểu rõ, biết thêm thông tin của con người là điều luôn luôn hiện diện.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu truyền thông là gì và vai trò của truyền thông trong xã hội hiện tại, sẽ giải thích được câu hỏi “Thời trang có cần truyền thông?”
Vậy truyền thông là gì?
Khái niệm truyền thông được hiểu đơn giản là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau, nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau cũng như thay đổi nhận thức.
Trong tình hình xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người không ngừng nâng cao, việc đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng trở nên cấp thiết, đẩy mạnh sự phát triển của truyền thông hơn bao giờ hết. Thậm chí, với nhiều người – việc được truyền thông, như một dạng tiếp thêm “năng lượng”, bởi vốn dĩ mong muốn hiểu rõ, biết thêm thông tin của con người là điều luôn luôn hiện diện.
Nhìn lại vấn đề truyền thông trong thời trang, khi thời trang luôn được mặc định gắn liền với đời sống con người, thì truyền thông như một yếu tố luôn song hành cùng thời trang, giúp cho thời trang được biết đến rộng khắp khi mang mục tiêu quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm thời trang.

Tựu chung lại, truyền thông là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển. Thế nên, thời trang rất cần truyền thông để đi những bước đi trên con đường của chính mình, từ thuở gầy dựng non trẻ cho đến lúc chập chững bước đi, vững vàng tiến triển…
Thế nhưng hiệu quả hay không về mặt truyền thông của một thương hiệu nói riêng hoặc cả ngành thời trang nói chung đến từ nhiều yếu tố cộng hưởng, từ việc chuẩn bị, lên kế hoạch cho đến định hình phong cách, nội dung, lựa chọn hình ảnh…

Ở khâu chuẩn bị, đối với bất kỳ dự án nào, việc đặt mục tiêu cụ thể sau một thời gian thực hiện là điều tối quan trọng. Có được mục tiêu cụ thể thì mới có thể đặt ra mục tiêu để truyền thông, dựa trên độ tuổi, đối tượng, sở thích… Điều quan trọng nhất, truyền thông phải phát đi “thông điệp”. Đó là vấn đề cốt lõi, là yếu tố định hình xuyên suốt quá trình truyền thông của thương hiệu đến khách hàng, dù khách hàng ở bất kỳ tệp phân khúc nào.
Một thông điệp rõ ràng, có sức truyền cảm hứng nhờ câu chuyện phù hợp với số đông công chúng là điều mà bất kỳ ai làm truyền thông cũng mong muốn. Bởi càng nhiều người biết đến, kết quả là càng nhiều người chú ý đến thông điệp, đặc biệt là sản phẩm của bạn.
Thời gian gần đây, truyền thông về thời trang sau đại dịch COVID-19 để lại nhiều dấu ấn nhất đến từ các thương hiệu, có thể kể đến như NTK Lê Thanh Hoà cùng “Fashion Destination”, bộ đôi VuNgoc&Son với “Vàng Son – A Better Day”, hay MêMan có “Mưa Ban Chiều & Long An”…
Các chiến dịch truyền thông này đem đến phần hình ảnh chất lượng nhằm quảng bá sản phẩm thời trang – là các bộ sưu tập mới, theo cách kể chuyện có concept, chất riêng đặc sắc, mang đậm “hơi thở” của nhà thiết kế hoặc gout của thương hiệu đó.

Dựa vào nền tảng mạng xã hội theo phương thức hiện đại, như YouTube, Facebook và cả TikTok… những dự án trên hoặc khác nữa được truyền thông đến công chúng một cách nhanh, gọn và tiện lợi, khi ai nấy đều có thể cập nhật tại bất kỳ đâu, ở bất kỳ thời gian nào. Trong khi đó, truyền thông theo phương thức truyền thống với báo đài vẫn đem lại những hiệu quả nhất định, cũng như việc định vị thương hiệu trong bối cảnh hiện nay.
Song song đó, việc kết hợp cùng các Kols, influencer… là những tên tuổi nổi tiếng trên mạng xã hội, cũng như trong giới nghệ thuật đã phần nào đem lại hiệu quả ấn tượng hơn. Bởi không chỉ tận dụng được hình ảnh đẹp từ những tên tuổi trên, việc xuất hiện trên tài khoản của người nổi tiếng – cũng là xuất hiện trên mạng xã hội, cũng kéo theo sự chú ý hơn cả khi họ đều là những cái tên có sự thu hút.

Với thời trang, truyền thông đem lại nhiều mặt tích cực, nhưng nếu không biết cách tận dụng cũng như trân trọng, điều này có thể đem lại “phản ứng ngược” cho người sử dụng truyền thông như một công cụ quảng bá. Do đó, việc lựa chọn nội dung để xuất hiện trên truyền thông, ở bất kỳ phương thức truyền thống hay hiện đại, cũng là điều đáng lưu tâm, để tránh những trường hợp đáng tiếc, gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu có thể xảy ra.
(Nguồn: tổng hợp)