Người làm thời trang cần làm gì để không phải hoang mang trước những biến động của thị trường

Chỉ sau hai tuần khi dịch bệnh bùng phát ở châu Âu, doanh số bán hàng của Christian Dior sụt giảm 2,3% tại Paris, Tập đoàn Kering (chủ sở hữu thương hiệu Gucci và Yves Saint Laurent) mất hơn 4%, cổ phiếu LVMH và Burberry đã giảm 3%, Richemont giảm gần 5,5%. Trong những giai đoạn khó khăn thế này, bạn cần chuẩn bị cho mình những gì để ứng phó?\r\n

Đại dịch Covid-19 - một đại dịch viêm phổi cấp do chủng mới của của virus Corona, bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc - đang lây lan nhanh chóng và chưa có dấu hiệu suy giảm trên hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. 

\"\"

Đại dịch Covid-19 đã có một tác động tiêu cực rõ ràng đối với một loạt các ngành công nghiệp và gần như mọi bộ phận của ngành công nghiệp thời trang. Theo Báo Thanh Niên thì chỉ sau hai tuần khi dịch bệnh bùng phát ở châu Âu, doanh số bán hàng của Christian Dior sụt giảm 2,3% tại Paris, Tập đoàn Kering (chủ sở hữu thương hiệu Gucci và Yves Saint Laurent) mất hơn 4%, cổ phiếu LVMH và Burberry đã giảm 3%, Richemont giảm gần 5,5%.

\"\"

Hầu hết các công ty thời trang đang ở trong một năm khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm vàng các nhà đầu tư thời trang có cơ hội tái cấu trúc và lập kế hoạch tốt hơn cho năm sau. Vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình những gì?

1. Nhận thức về quản lý rủi ro và dự đoán xu hướng trong quản trị thời trang

Trước mùa Noel 2019, không có ai biết được đại dịch Covid-19 sẽ xảy ra và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức nào. Vì thế, chúng ta nên làm sao để trở nên kiên cường hơn - xây dựng sự hiểu biết về những rủi ro có thể gặp phải và cách thực hiện các hành động thiết thực để giảm thiểu tổn thất. Đây là những lúc chúng ta thấy được tầm quan trọng thực sự của Retail Merchandise, Visual Merchandise và Trend Forecast.

Những người làm việc trong lĩnh vực này sẽ đưa ra được những insights để có thể:

  • Predict (Dự đoán) – Planning (Lên kế hoạch) – Deadline (Thời gian cần để đáp ứng), hay quan trọng hơn là OTB (Open to Buy), để dự đoán được số lượng Min/Max hàng hóa mà cửa hàng có thể tiêu thụ và độ lớn của thị trường để quản lý sản xuất cũng như vận hành;
  • Tính toán việc luân chuyển hàng tồn kho, giảm thiểu phí tổn lưu trữ hàng, dự báo tình trạng có sẵn hàng để bán, và chi phí phân phối hàng cùng với những chức năng truyền thống khác;
  • Bảo đảm tình trạng hàng tồn kho cho người tiêu dùng trong khi vẫn giảm số lượng hàng tồn kho trung bình - đây chính là vấn đề then chốt, cũng như thương mại một cách thích đáng các mặt hàng đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. 

Đó là lý do tại sao những nhãn hiệu thời trang lớn luôn quan tâm và chú trọng đến Quản trị thời trang và Dự đoán xu hướng nhằm tối ưu chi phí và tăng khả năng lợi nhuận.

2. Giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc trong việc lấy nguyên liệu thô và gia công sản xuất

Ngay bây giờ, các thương hiệu và nhà sản xuất đang lấy nguyên liệu thô và gia công sản phẩm ở Trung Quốc đang ở trong tình trạng khó khăn. Yossi Nasser, chủ của Gelmart International, một công ty sản xuất chuyên về đồ lót cho biết: “Việc sản xuất ở Trung Quốc trở nên rất chậm trễ. Thượng Hải là một trong những trung tâm dệt may lớn nhất thế giới, nhưng chúng tôi đã bị trễ đến 3 tuần trong khâu lấy vải. Ngay cả khâu cắt vải cũng bị trì hoãn nhiều lần.”

Gelmart International cho biết sẽ tận dụng thời gian này để chuyển gia công sản xuất sang các nơi khác trên thế giới, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để tự sản xuất các nguyên liệu thô như vải và mút đàn hồi. Xu hướng “Vietnam’s Now” lúc này, chính là điểm đến hàng đầu cho các thương hiệu thời trang trong và ngoài nước. 

Không phải ngẫu nhiên mà ngành thời trang may mặc là một trong những ngành đem lại doanh thu cao nhất cho Việt Nam. Đó là do chúng ta đang sở hữu một nội lực rất lớn - từ nguồn chất liệu đa dạng (như lụa, tơ tằm, sợi cotton, v.v) đến nguồn nhân lực giỏi và lành nghề. Theo SSI, xuất khẩu năm 2020 có thể tăng nhanh khi các đơn hàng liên tục được chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Việc tận dụng nội lực này sẽ giúp các thương hiệu thời trang trong nước giảm bớt chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian và tăng chất lượng qua giám sát chặt chẽ.

3. Đầu tư vào R&D trong sáng tạo và thiết kế thời trang

Bộ phận R&D - Research and Development - bao gồm các chức năng: thiết kế sáng tạo, kỹ thuật thời trang và may mẫu, sản xuất hình ảnh truyền thông, hình thành môi trường sáng tạo đầy tính nghệ thuật, nhằm hiện thực hóa sản phẩm từ concept ý tưởng để đưa vào sản xuất công nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu trang trong sản xuất OEM (Original Equipment Manufacturer)  và OBM (Original Brand Manufacturer). 

Có thể nói ngành thời trang Việt Nam hiện nay đang rất thiếu nguồn nhân lực giỏi trong R&D khi mà các bạn trẻ được dạy để sáng tạo ý tưởng chứ không thể tự làm ra được một bộ sản phẩm gốc. Tư Duy Thiết Kế Sáng Tạo (Critical Thinking in Fashion Design), cũng chính là cách làm sao để biến được một concept ý tưởng thành một sản phẩm thực tế, điều mà VFA đang nỗ lực giảng dạy, là điều vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, các thương hiệu thời trang cũng đang không ngừng khám phá ra các nguyên vật liệu mới cho thời trang - với chìa khóa là tính bền vững và khả năng tái sản xuất, và các vật liệu khoa học công nghệ cao như tech fibre.

4. Tập trung vào nội dung và định vị thương hiệu trong Marketing và truyền thông online

Để giải quyết tốt hơn các nhu cầu của người tiêu dùng trong năm tiếp theo, những người hoạt động thời trang nên tận dụng các kênh social media (nhất là các kênh mới như Tiktok và các chức năng mới như In-app Buyer trên Instagram), làm thế nào để tối ưu hóa chúng và có được nội dung tốt nhất - đó là khi bạn có thể kể câu chuyện thương hiệu của mình theo cách của đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn. 

Những nhà đương nhiệm của các thương hiệu nổi tiếng nên tập trung hơn nữa vào việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng (customer loyalty) để thúc đẩy tăng trưởng. Bạn có thể phát triển Customer Service trên các kênh giao tiếp như Zalo/ Viber/ SMS, và phát triển các tiện ích trên website và online store,ví dụ là dịch vụ Mua trước - Trả sau.

Năm 2021 tiếp theo sẽ yêu cầu những người làm thời trang phải có sự thay đổi tích cực và có ý nghĩa trong chuỗi giá trị và trên nhiều phương diện - từ kỹ thuật cho đến kinh doanh. Đây cũng là cơ hội để tỏa sáng khi chỉ có những người làm thời trang thật sự (real fashion) mới có thể tồn tại qua những giai đoạn khó khăn như thế này.

#VFA #hocvienthoitrang #nganhthoitrang

Tin tức liên quan
Toàn cầu hoá trong kinh doanh thời trang ?
5 cơ quan tình báo thời trang
Phân tích chiếc áo Zionic - Rick Owens từ BST FW19
Lịch sử thời trang Mỹ (Phần 1)