Marketing Thời Trang - Học cách làm giàu khi không có nền tảng?
Thời Trang tại Việt Nam trong lúc này đang phát triển rất nhanh và rất nguy hiểm và tạo ra nhiều cơ hội cho nhiều khía cạnh kinh doanh khác nhau. Tại các nước phát triển ngành công nghiệp, sinh viên và người làm thời trang chia thành nhiều nhóm và được đầu tư và rèn luyện kỹ năng trước khi ra sản phẩm và tung chiêu thị trường.
Có lẽ các fashion blogger, xu hướng mạng xã hội ngày nay đã tạo cho mỗi cá nhân, cá thể đều là nhân tố của marketing và quảng cáo hình ảnh và thương hiệu cá nhân.
Học viện VFA, có rất nhiều feedback ‘’Em có thể học cái nào nó dễ dễ, như marketing thời trang được không?”
VFA : Không em nhé, và đây là lời giải thích
Marketing và PR là phần quan trọng trong xây dựng thương hiệu và tạo dựng ngôn ngữ với người tiêu dùng, ngôn ngữ và chiêu trò như thế nào để tiếp cận và bán được hàng. Nhưng chính trong câu giải thích này, bạn thấy chữ nào quan trọng?
Bán được hàng? vậy hàng hoá có phải là sản phẩm, điều đầu tiên chúng ta cần đến để Marketing và Pr ?
Câu chuyện sẽ có 2 chiều, không Marketing/Pr thì sao bán được hàng, không có hàng thì sao Marketing và PR, vậy theo bạn con gà có trước hay quả trứng có trước?
#Case_Studies: câu chuyện của WEPHOBIA với sự khiêm nhường của 2 cô gái, với quyết tâm tạo sản phẩm tối giản, mens-wear with feminine touch. Các bạn đã thành công trong 5 năm với những sản phẩm thay đổi từng bật với feedback của khách hàng, các chiến dịch Marketing/Pr không rầm rộ nhưng tạo được chất riêng và chăm chút của chi tiết (trong cách hình ảnh, chụp cận chi tiết, thể hiện sự tinh tế của những thay đổi nhỏ nhất) cho khách hàng thấy được value for money - gía trị đồng tiền cho sản phẩm họ bán ra và cho khách hàng mục tiêu họ nhắm đến.
Khác với các thương hiệu khác, không quá ồn ào, chỉ ‘’chất’’ và ‘’cam kết’’ sự hoàn mỹ cho sản phẩm. Đây chính là Marketing/Pr từ sản phẩm cho thương hiệu.
Nếu vậy, bạn nên đi học chiêu trò Marketing/Pr hay nên đi học theo những case -studies sản phẩm chất lượng và câu chuyện kể của người đằng sau nó?
Nhưng nếu sản phẩm tốt, mà không bán được hàng thì ngôn ngữ của Marketing/ Pr/ Định vị thương hiệu của mình chắc chắn đang có vấn đề. Nhưng, vấn đề ở chổ, bạn chỉ có 5 khách hàng nhưng muốn 50 khách hàng, hay 500 khách hàng là do sự ‘’hài lòng’’ của sản phẩm của bạn đưa ra có hợp với thị trường hay là không, thị phần của bạn nằm trong bao nhiều %.
Thêm một câu chuyện khác về Marketing/Pr, họ nói thị trường chỉ hiểu đến thế, mình hãy làm theo thị trường, cung cấp theo mức dân trí và mức tiếp cận của họ để ‘’win’’ nhanh nhất thay vì đưa mình vào thế khó để nâng cao giá trị thương hiệu và sản phẩm định hình.
#VFA #FSS #wephobia #redefining #madeinvietnam #madebyvietnam