Marketing ngành thời trang đang thay đổi như thế nào để kết nối được với thế hệ Gen-Z

Cũng giống như các thế hệ trước, Gen Z - thế hệ những người sinh ra từ năm 1995 đến 2010 - cũng có cho mình văn hóa và phong cách thời trang riêng, đòi hỏi những người làm marketing ngành thời trang và cái đẹp phải thật sự thấu hiểu thì mới có thể tiếp cận được.N

Cũng giống như các thế hệ trước, Gen Z - thế hệ những người sinh ra từ năm 1995 đến 2010 - cũng có cho mình văn hóa và phong cách thời trang riêng, đòi hỏi những người làm marketing ngành thời trang và cái đẹp phải thật sự thấu hiểu thì mới có thể tiếp cận được. 


Những thành viên của Gen Z được xem là thế hệ “kỹ thuật số” đầu tiên, được sinh ra trong thời đại mà internet luôn tồn tại và là điều không thể thiếu. Kết quả là họ bị cuốn vào và ảnh hưởng sâu sắc bởi những gì xảy ra trên mạng xã hội và các hình thức trực tuyến khác. Điều này đã giải thích cho cách mua hàng của họ: họ mua sắm dễ dàng hơn và sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền cho quần áo và làm đẹp nhưng lại lựa chọn kỹ lưỡng hơn và đòi hỏi nhiều giá trị “vô hình” hơn là hữu hình. Các chiến lược marketing ngành thời trang cũng vì thế mà tập trung vào các social networks, đặc biệt là Instagram và Influencer. 

Li Lam (Creative Director/ Founder/ CEO của thương hiệu Li Lam) với kinh nghiệm 15 năm sáng lập và marketing/ quảng bá thương hiệu LAM đã nói: “Những thách thức trong marketing ngành thời trang cho nhóm khách hàng trẻ tuổi này - với thị hiếu rất khác biệt và kiến thức cao về thời trang - là không hề nhỏ. Họ không chỉ mua quần áo mà mua thời trang - mua những nguồn cảm hứng, ý tưởng, câu chuyện đằng sau những trang phục đó.” 



"Một người bạn của tôi đã đơn giản là tạo ra những bản sketch, chia sẻ trên Facebook và Instagram của anh ấy về nguồn cảm hứng cho những mẫu thiết kế và họa tiết ấy, và thế là anh ấy đã bán được cả trăm triệu trước khi các mẫu quần áo đó thật sự được may đấy.”, chị Li Lam chia sẻ tiếp. Nhiều người nghĩ rằng đó chỉ đơn thuần là kể một câu chuyện, nhưng thật ra kể làm sao để người đọc tin, người đọc nhớ lại là cả một nghệ thuật và sự suy tính. 

Bạn có thể học thêm cách để định vị và kể câu chuyện thương hiệu thời trang ở đây nhé.  

Đối với các sản phẩm thời trang cao cấp và xa xỉ, xu hướng thuê lại đang ngày càng trở nên phổ biến. Các thành viên của Gen Z có thể chọn thuê một chiếc váy dạ hội lộng lẫy từ một người quen, thay vì phải bỏ tiền ra để mua một cái hoàn toàn mới tại cửa hàng. Điều này cũng giải thích cho việc nhiều nhãn hàng hoặc các nhà thiết kế thời trang cao cấp cũng đã bắt đầu chuyển hướng marketing ngành thời trang cho hình thức cho thuê thay vì là bán mới như trước đây, cũng như sự ra đời của các nền tảng cho thuê như Front Row UK, Rent the Runway, hay Nova Octo

Gen Z cũng có một sự ràng buộc đặc biệt với văn hóa và thời trang dạo phố, theo Huy Vo, Giám đốc sáng tạo  thiết kế thời trang, người sáng lập và CEO của Vietnam Fashion Academy. Đối với thế hệ các bạn trẻ Việt Nam hiện nay, khi mà điện thoại di động trở thành “vật bất ly thân” và xu hướng “chụp hình check-in” để đăng trên Facebook, Instagram hay Story, thì dễ hiểu là đi đâu làm gì cũng cần phải đẹp. Vậy nên thay vì marketing bằng các bộ ảnh lookbook trong studio hoặc ở đâu đó xa lạ, các thương hiệu đầu tư nhiều hơn vào các bộ ảnh streetstyle, lifestyle nơi các bạn trẻ thấy mình ở trong đó. 

lẽ điều nổi bật mà Gen Z quan tâm nhất là sự tập trung vào tính cá nhân hóa. Do đó, bộ Gen Z đang tạo ra các cách kết hợp trang phục và xây dựng ngoại hình theo cách mà ngay cả nhà thiết kế không bao giờ nghĩ tới. Vậy nên, việc thử nghiệm các cách trải nghiệm mới trong marketing ngành thời trang để bán hàng hoặc giao sản phẩm được đánh giá cao là “sáng tạo” và mang lại sự thu hút nhiều hơn.

Điều này dẫn đến sự thay đổi hướng đi táo bạo để “trẻ hóa thương hiệu” trong các thương hiệu lớn và lâu đời, điển hình là Gucci (người bắt đầu cuộc cách mạng này) và theo sau đó là Dior. Mang thông điệp thú vị nhằm phản đối sự nam tính độc hại (toxic masculinity) , thế nhưng tính thẩm mỹ trong BST nam giới mùa Thu-Đông 2020 của Gucci vẫn khiến nhiều người tranh cãi; hay phong cách dị tính (transhumanist) của những thiện tượng mới trên các tuần lễ thời trang. Cách làm này không thật sự giúp họ đến được gần hơn đến thế hệ Gen Z mà còn làm cho thương hiệu bị “thụt lùi cho giá trị thương hiệu bắt đầu’’ ? Nhưng có phải ngược lại đó là tính ‘’ thương mại thị trường’’.

Tại VFA chúng tôi nghĩ quan trọng nhất phải là điều mà thương hiệu muốn kể ở đây là gì, và chúng ta phải kể theo cách của đối tượng khách hàng chúng ta mong muốn. Chúng ta không làm theo thị trường mà chỉ lắng nghe thị trường. Những điều chúng ta nên làm là nâng cấp thị trường trẻ để họ hiểu hơn về thời trang cao cấp thay vì là cố gắng để “gây bão” với logo nguệch ngoạc”, 

Thời trang là một sản phẩm của nhiều khía cạnh của nhiều tư duy. Từ thiết kế sáng tạo, đến công nghệ sản xuất, chiến lược kinh doanh và chiến lược truyền thông nhưng cuối cùng bản chất của nó là kinh doanh sáng tạo. 

Vậy marketing sẽ đứng ở khía cạnh nào? Branding thương hiệu đứng ở đâu? Truyền thông sản phẩm ra sao? ...

If learn, learn from the best at Vietnam Fashion Academy.

#VFA #marketingnganhthoitrang #thoitrang #thehez

Tin tức liên quan
Toàn cầu hoá trong kinh doanh thời trang ?
5 cơ quan tình báo thời trang
Phân tích chiếc áo Zionic - Rick Owens từ BST FW19
Lịch sử thời trang Mỹ (Phần 1)