Local Brands "Những câu chuyện"

Nếu xuất hiện với full cành thương hiệu nước ngoài, Dior/Gucci/ thì sẽ nâng tầm hình ảnh cá nhân ?

- Sự phát triển của mạng xã hội, Internet và các platform video social như Youtube, Tiktok khiến hình ảnh của mọi người vươn tới từng người dân Việt Nam nhiều hơn, khán giả biết các người nổi tiếng một cách cụ thể hơn. Và vì đó, sự ảnh hưởng của người nổi tiếng tới thị hiếu và quyết định mua hàng của thị trường cũng nhiều hơn. Đặc biệt là gen Z, giờ thần tượng họ mặc gì – thì họ sẽ mặc y chang như vậy.

- Hình ảnh xuất hiện trước công chúng rất quan trọng – em hiểu và luôn luôn hiểu. Ai chẳng biết là nếu xuất hiện với full cành thương hiệu nước ngoài, Dior/Gucci/Versace thì chẳng nâng tầm hình ảnh cá nhân lên. Rồi thiên hạ sẽ trầm trồ, sẽ cho rằng thế là xứng danh với tên tuổi ngôi sao. Một icon về sự hào nhoáng – vốn dĩ đã đi liền với showbiz, với người nổi tiếng. Ai cũng hiểu.

Nhưng anh/chị có biết không? Điều này lại tạo một tiền lệ xấu với những ngôi sao, những thế hệ tài năng tiếp theo. Vì sao? Vì anh/chị đã dạy cho thị trường một tật xấu mang tên “Sính ngoại” rằng “ Là sao nên phải mặc các thương hiệu đình đám ngoại bang mới là xịn. Dù rằng sao đó là Việt”. Những người nổi tiếng tiếp theo – họ sẽ lấy đó là chuẩn mực, cũng vì thị trường đã quen với điều đó, nếu không mặc giống/y chang, sẽ không gây được ấn tượng mạnh với khán giả. Flexing đã ngấm vào máu của tất cả chúng ta.

- Các bạn sẽ nói rằng công việc này là của Stylist và không phải là do các sao muốn. Ồ, nó sẽ liên quan tới cái mà mình nói. Đó là hãy thương các local brands một chút. Em không hề chê trách các anh/chị stylist làm hiện tại vì công việc nặng nề mà mọi người đang đảm nhận. Vừa phải đảm bảo hình ảnh của nghệ sĩ, vừa hợp xu hướng mà lại vừa phải hợp với budget/túi tiền mà công ty quản lí sao hay chính sao đó chi ra cho quần áo/visual khi xuất hiện. Bài toán cực kì đau đầu và khó khăn cho các anh chị stylist. Em hiểu và hoàn toàn hiểu.

- Các sao bây giờ cũng nhận thức rất nhiều về xu hướng – đặc biệt là thời trang. Sự can thiệp và nhu cầu đòi hỏi với các stylist cũng trở nên phức tạp không kém. Nhưng điều này không đồng nghĩa là budget/chi phí được nhiều hơn – nhất là diễn biến dịch phức tạp. Thế là truyền thống “Mượn đồ” tiếp tục phát huy. Mượn đồ là sao – là những ai có items mắc tiền, hoặc thương hiệu brands nào có đồ nổi bật – các stylist sẽ dựa vào các mối quan hệ để thuê/hay mượn (Có phí hay không phí, tùy thuộc vào mối quan hệ) trong công cuộc duy trì hình ảnh của người nổi tiếng trên nền tảng mạng xã hội hay công chúng.

Tất nhiên – mọi thứ sẽ nằm ở chỗ là mối quan hệ hưởng lợi đôi bên “Win-Win relationship”. Thương hiệu (Cá nhân, brands) thì sản phẩm và thương hiệu của họ xuất hiện trên các kênh media miễn phí – Người nổi tiếng thì thay đổi hình ảnh liên tục và có vai trò như 1 người có gu thời trang, bắt kịp xu hướng.

Nhưng – chữ Nhưng này hơi kéo dài

- Anh/chị người nổi tiếng có nhận ra rằng – khi nhắc về tên các ngôi sao, công chúng thường quan tâm rất nhiều đến ngôi sao, đến những cái tên chứ thực ra đồ họ mặc, khán giả sẽ không quan tâm hoặc có quan tâm mà chỉ đọng lại rất ngắn mà thôi. Đúng không. Hơn nữa, vì các anh chị còn có công ty chủ quan. Hình ảnh các anh/chị sẽ kiếm được 1 đống tiền để làm các dự án lớn hơn, để nuôi cả 1 ekip nên cần tài chính hóa. Dĩ nhiên – vì các đồ kia là miễn phí và do stylist chọn nên cũng chẳng ai nhắc brands Việt đó làm gì cả. Một sự đầy công bằng.

- Cũng vì cái sự “Sính ngoại” bám vào máu dân ta nên các anh/chị, các bạn nổi tiếng xem xem. Lúc breakdown outfit /sản phẩm mặc lên người, những kênh truyền thông chỉ muốn rating cao/view nhiều/like khủng họ sẽ đưa ra những cái tên ngoại bang khủng bố như Louis Vuitton, Gucci, Balenciaga. Còn cái tên local brands hay thương hiệu Việt, sẽ nhỏ xíu mà chẳng ai quan tâm.

Cái sự “Mượn đồ” cũng diễn ra y chang vậy. Rất nhiều brands vui lòng cho các stylist của người nổi tiếng mượn – nhưng không phải là “Mua”. Mua ở đây – có nhiều ý nghĩa với các bạn founders mà em quen biết lắm, là động lực/là một sự công nhận và là 1 niềm vui vô bờ bến. Cái này nằm ở cái “Tâm” của các anh/chị/người nổi tiếng, các anh/chị đã trải nghiệm thực tế rồi (Không phải là coi qua hình ảnh trên mạng), mặc nhiều rồi. Đó là công sức, là chất xám của các bạn founders. Mà các anh/chị - hẳn là rõ hơn ai hết – chất xám là một thứ gì đó quý giá và cần được ủng hộ, bằng cả lời nói và tiền bạc.

- Doanh thu của các anh/chị/bạn nổi tiếng, không cần nói tới vì tế nhị. Nhưng thay vì mua một cái áo Off-white in hình, một chiếc Balenciaga dòng chữ bay bay đơn giản với giá từ 5.000.000 – 7.000.000đ, các anh/các chị có thể ủng hộ một sản phẩm công phu và đầy chất xám của người trẻ Việt giá cao lắm là 5.000.000 so với thị trường hiện tại mà. Em chắc chắn một điều rằng, với độ detail và kĩ thuật đó, các thương hiệu nước ngoài sẽ lấy của anh chị hơn $2000.

- Duy trì hình ảnh cao cấp là đúng và chẳng có gì sai cả. Nhưng tiền lệ bơm nhiễm vào những người trẻ, những người sẽ nổi tiếng và tương lai được nhiều người biết tới, sẽ là một điều xấu về “Sính ngoại” và “Dạy hư” khách hàng. Nên em chỉ khẩn khoản, mong rằng các anh/chị/bạn người nổi tiếng – sẽ thương local brands, những thương hiệu Việt mà em biết. Vì em hiểu họ bỏ công sức, mồ hôi, nước mắt nhiều như thế nào.

Sẽ thật vui và tự hào hơn – khi đồ đó được các nghệ sĩ mà mình yêu thích mua, ủng hộ và mặc một cách đơn giản vì họ thích. Chứ không phải vì mượn hay do stylist đưa.

( VFA xin chắc lọc bào viết từ Blogger )

Nhưng câu hỏi VFA dành cho #LocalBrands

- Các bạn đa tự đánh giá và phân tích về sản phẩm của mình ?

- Các bạn tự lộ trình thương hiệu hay chỉ là một sản phẩm cá tính ?

- Các bạn đang phải ''mươn trải’’ những vấn đề gì ?

- Các bạn có phải đang suy nghĩ cách tiến hay suy nghĩ cách hoà nhập ?

- Các bạn đang có gì ?

Rõ ràng để xây dựng một thương hiệu sẽ có rất nhiều vấn đề, có phải mạng xã hội, cách nhìn của từng nhóm khách hàng, của từng trải nhiệm

Hãy luôn nhớ ‘’ dục tốc bất đạt‘’ và cần rất nhiều lần đào thải để có thể thành ‘’ thương hiệu’’ và chổ đứng.

#GreatArticle #TriMinhLe #Blogger #FashionVoice #VFA

( Thân gửi các bạn sau này sẽ nổi tiếng, hoặc tương lai sẽ nổi tiếng.Với đầy lòng kính nể và yêu thương các anh/chị/bạn với tài năng mà được công chúng đón nhận – em/mình Bi có một lòng khẩn khoản đầy yêu thương tới mọi người – Hãy yêu Local Brands một chút )

Nguồn: Trí Minh Lê

Tin tức liên quan
''Thích'' vs ''Làm'' thời trang
Chất lượng vs Thiết kế
Đồ xấu vs Đồ đẹp
Lịch sử Thời trang và Lịch sử Trang phục