Làm thế nào H&M có thể thiết kế và hiện thực hóa các phong cách mới chỉ trong 14 ngày?

Để có thể sản xuất từ đầu đến cuối một sản phẩm trong vòng 14 ngày như H&M cần một quy trình chặt chẽ và trơn tru.

H&M (Hennes & Mauritz) là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với các mặt hàng thời trang giá bình dân dành cho nam giới, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em. Khả năng nhanh chóng nắm bắt xu hướng và tạo ra các bộ sưu tập theo phong cách mới nhất đã giúp H&M trở thành nhà bán lẻ hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Zara. 

Trong khi các nhà bán lẻ truyền thống khác, như Gap, có thể phải mất đến sáu tháng để thiết kế và hiện thực hóa các phong cách mới thì đối với H&M, quá trình đó có thể chỉ mất hai tuần. Đây là một kỳ tích ấn tượng đối với một công ty lớn như H&M, một công ty có hơn 3.000 cửa hàng tại 53 quốc gia. Họ đã làm điều đó như thế nào? Bạn hãy dành 1 vài phút để trả lời trước khi đọc tiếp top 4 lý do của VFA nhé! 

1. Một đội ngũ khổng lồ các nhà thiết kế biết nắm bắt và sáng tạo theo các xu hướng thời trang mới nhất.

\"\"

Hình chụp 1 team thiết kế của H&M tại Thụy Điển.

H&M đang sở hữu hơn 100 nhà thiết kế tại trụ sở chính ở Stockholm,  những người được giao nhiệm vụ phân tích các xu hướng thời trang mới nổi và biến chúng những ý tưởng: "Cảm hứng của chúng tôi đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng các buổi trình diễn catwalk của các nhà thiết kế nổi tiếng, truyền thông và đối thủ cạnh tranh đều đóng một phần vô cùng quan trọng." Từ đó, 1 bộ phận với hơn 400 nhà thiết kế khác sẽ tiếp tục mở rộng ý tưởng này thành bộ sưu tập các phong cách khác nhau của H&M, ví dụ là cho các dịp khác nhau như giáng sinh hoặc năm mới chẳng hạn. 

2. Các nhà hoạch định xác định mức tồn kho cho các phong cách khác nhau.

\"\"

Một nhân viên merchandiser đang chọn chất liệu cho bộ sản phẩm.

Tiếp theo, các nhóm thiết kế, phân phối và tạo mẫu sẽ quyết định mức tồn kho cho từng kiểu dáng: "Những sản phẩm được thiết kế không chỉ phù hợp với phạm vi khu vực, mà còn phù hợp với loại cửa hàng. Ví dụ, các mặt hàng thời trang cao cấp như các phiên bản giới hạn được sản xuất cùng với các nhà thiết kế hàng đầu sẽ chỉ có sẵn trong một số cửa hàng nhất định tại các thị trường chính."

H&M sản xuất các mặt hàng thời trang cao cấp với số lượng hạn chế để giảm rủi ro không bán được. Chiến lược đó không chỉ làm tăng sự hấp dẫn của sản phẩm, mà còn hạn chế giảm giá (markdowns) của sản phẩm. Giảm thiểu markdowns là một trong những động lực chính của việc mở rộng biên lợi nhuận gộp - lãi gộp của H&M kể từ cuối những năm 1990.

3. Hệ thống sản xuất bao gồm hàng trăm nhà cung cấp cùng làm việc một lúc.


\"\"

Hình chụp một văn phòng tìm kiếm nhà cung cấp của H&M tại Thụy Điển.

H&M có 20 văn phòng tìm nguồn cung ứng trên khắp thế giới và đang hợp tác với khoảng 900 nhà cung cấp, chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu. Các văn phòng này chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn chất liệu và đặt hàng sản xuất với các nhà cung cấp, cũng như đảm bảo rằng các sản phẩm được giao đúng thời hạn với giá đã thỏa thuận. "Thời gian sản xuất (lead-time) cho một sản phẩm điển hình của H&M được sản xuất ở châu Á (chiếm khoảng 70% nhóm nhà cung ứng) là khoảng 3 tháng, và có thể lên tới 6 tháng đối với một số sản phẩm cao cấp hơn; trong khi thời gian sản xuất ở châu Âu có thể chỉ ngắn trong 2-3 tuần (mặc dù đa số là 6 tuần).”

4. Sản phẩm được chuyển đến các trung tâm phân phối trên toàn thế giới.


\"\"

Hình chụp không gian 1 cửa hàng H&M tại Việt Nam.

Sau khi hoàn thành, các sản phẩm được chuyển đến một trong những trung tâm phân phối của H&M trên toàn thế giới, trước khi thực hiện hành trình cuối cùng đến các cửa hàng. 

Như vậy có thể thấy, để có thể sản xuất từ đầu đến cuối một sản phẩm trong vòng 14 ngày như H&M cần một quy trình chặt chẽ và trơn tru, trong đó, trọng trách lớn nhất chính là được đặt lên vai nhóm các nhà thiết kế, bao gồm bộ phận Collection Development. Ngoài việc nắm bắt xu hướng và thiết kế sáng tạo, thì khả năng biến ý tưởng thành các sản phẩm mẫu với thông số chính xác để chuyển cho các nhà sản xuất may mặc là bước quan trọng. Tuy nhiên đây lại cũng chính là điều mà các nhóm thiết kế của các thương hiệu, các công ty Việt Nam đang thiếu sót. 

Vậy theo bạn thì chúng ta có thể làm gì để cải thiện điều này? 

Tin tức liên quan
Làm sao để có được một thương hiệu giá trị?
Lụa, Chất liệu của thời gian
VÀNG TƯƠI "MỚI LẠ" CHO TIFFANY&CO.
SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG NGÀNH BÁN LẺ