Khủng hoảng thời trang ‘’MadeinVietnam’’
Từ những mập mờ đến thời trang tháo mác, doanh nghiệp liệu có đang tự giết mình khi không tôn trọng những giá trị tiêu dùng đúng nghĩa?
Để vận hành và phát triển thương hiệu, việc khó khăn nhất khiến các cá nhân hay doanh nghiệp đau đầu chính là sự bền vững của thời trang. Tuy nhiên, trong quá trình để tạo ra sự bền vững và xây dựng thương hiệu thì cắt đoạn để trưởng thành lại là một vấn đề nan giải và cũng không hề dễ dàng.
Có một sự thật rằng, vì những vấn đề liên quan đến giá thành và hiệu quả tài chính, nhiều nhà mốt và thương hiệu Việt vẫn đang cắt dán và hạn chế sử dụng nhân công, nguồn lực và sản xuất trong nước. Điều này đã dẫn đến sự không bền vững của ngành may mặc. Tuy nhiên, trong khi người nước ngoài đã và đang đánh giá rất cao các sản phẩm #MadeinVietnam và #MadebyVietnam thì chúng ta đôi lúc vô tình hay cố ý quên đi những giá trị cốt lõi đó – đó là tay nghề thủ công cao cấp, là những nguyên vật liệu cổ truyền không hề thua kém bạn bè năm châu,… Chính vì vậy, những giá trị của dân tộc và sự phát triển của lao động trong nước đang bị thụt lùi.
Cụm từ “Hàng Việt Nam chất lượng cao” là thứ chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ lại. Nguồn tiền từ các quỹ đầu tư đang đẩy đi nhập khẩu Trung Quốc hay tăng trưởng sản xuất trong nước? Hình ảnh đẹp, nhưng giá trị không đẹp thì chúng ta đang tự giết chúng ta. Ở ngoài kia, còn nhiều doanh nghiệp đang phải gồng mình “chạy bão”, chạy theo những hào nhoáng mà quên đi giá trị thực và sự tự tôn dân tộc.
Dĩ nhiên, cũng có rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân cũng nhận thức được tầm quan trọng của #MadeinVietnam và #MadebyVietnam và sẵn sàng lắng nghe để thay đổi. Khi chúng ta hiểu được cốt lõi của vấn đề và tự nguyện đề cao, trân trọng những giá trị, sáng tạo của dân tộc thì chắc chắn một tương lai tươi đẹp sẽ mở ra.
VFA xin chia sẽ một bài viết từ Ms. Lan - Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
Để xây dựng 1 thương hiệu thời trang nội địa biết bao chông gai, còn bao nhiêu thương hiệu Việt đúng thuần Việt.
- Ngày mình bắt tay xây dựng thương hiệu, vị khách hàng xuất khẩu đã nhìn mình rồi hỏi:” Lan ơi, you suy nghĩ kỹ chưa, sao bạc cục không lấy, lại đi lặt bạc cắc. Con đường xây dựng thương hiệu bán lẻ chông gai lắm mà thị trường Việt Nam còn chông gai gấp bội. Bên tôi xây dựng bán sỉ cho các thương hiệu Châu Âu cũng vất vả gần 30 năm, còn bạn giờ bắt tay sẽ mệt mỏi lắm đó”. Mình nhìn ông và nói rằng mình muốn dc thử thách bản thân và sống 1 lần với niềm đam mê nghề và cũng muốn hiểu dc nổi vất vả khi các ông xây dựng thương hiệu thế nào.
- Trãi qua mất năm trong nghề mình cũng dần hiểu để xây dựng thương hiệu thời trang thuần Việt nó vất vả và mệt mỏi thế nào khi mà hàng xóm của mình đồ vừa rẻ, lại copy rất nhanh và thuận lợi với đơn hàng lớn và nguồn vải rẻ, đa dạng. Mình cũng nhận ra bao nhiêu Brand lớn của VN thực chất là hàng Việt Nam vì mình làm xuất khẩu cũng hiểu dc nếu sx đơn hàng bán lẻ 1 vài ngàn với hàng thời trang các loại thì giá thành sẽ rất cao và lại càng khó cạnh tranh với hàng xóm.
- Nhiều khi nhìn người ta bán hàng tên thương hiệu Việt mà ko phải Việt vẫn ấm ức lắm nhưng cả team của mình vẫn dặn lòng làm đúng với định hướng ban đầu dù khó khăn thế nào vẫn giữ vững lập trường và con đường đi mà mình đã chọn: sản phẩm của người Việt Nam- thiết kế cho người Việt Nam.
- Lâu lâu gặp lại vị khách hàng đã hỏi mình ngày bắt đầu xây dựng brand, ông hỏi mình: “ sao đã mệt trên con đường đi chưa?”, mình đáp: “ có đôi lúc cũng mệt nhưng lúc vui nhiều hơn khi sản phẩm ra đời dc khách hàng đón nhận, vui khi mỗi tối nghe teng teng khi khách hàng chốt đơn hàng hay gửi feedback khen sản phẩm. Nhưng quan trọng là tôi học dc rất nhiều khi biết rằng những sản phẩm công ty tôi may cho ông phải đạt chất lượng tốt nhất bởi tôi hiểu ông bán lẻ và xây dựng thương hiệu tại Châu Âu khó thế nào. Tôi học dc quá nhiều về sale, về marketing.... blalalablabla và quan trọng Tôi vẫn còn nhiệt huyết và đam mê với nghề và con đường lý tưởng tôi đã chọn.
#VFA #sustainablefashion #crisis #businessclass #thitruongvietnam