Khi bền vững là sự minh bạch

Sự nỗ lực vì bền vững không thể nào đến từ 1 phía là thương hiệu hay người tiêu dùng hay các thành phầm trong chuỗi cung ứng của thời trang
(Một khía cạnh khác về bền vững, các bạn dành hãy 5p đọc hết nhé)
Để nói bền vững, có rất nhiều. Nhưng nói về bền vững một cách bền vững và có trách nhiệm thì rất khó. Sự nỗ lực vì bền vững không thể nào đến từ 1 phía là thương hiệu hay người tiêu dùng hay các thành phầm trong chuỗi cung ứng của thời trang. Tất cả phải chung tay.
Trong một bài viết về bền vững gần đây của blogger Trí Minh Lê, anh có một ý kiến cho rằng “Các bạn có thể thấy việc sử dụng đồ cũ (Secondhand/Used Clothing là tốt vì ít nhất nó giảm thiểu được lượng chất thải ra ngoài môi trường. Nhưng nó không giảm được thói quen mua sắm vượt qua nhu cầu của giới trẻ (Chủ nghĩa tiêu dùng/Consumerism). Mà trong "Thời trang Bền vững" thì yếu tố đó là một yếu tố có thể bẻ gẫy toàn bộ những cố gắng kêu gọi hiện nay. Viễn cảnh khi dịch bệnh kết thúc, những món đồ mới lại tiếp tục ra với tần suất lớn thì thị trường đón nhận điều đó như bình thường là một điều có thể nhìn ra được” “Dù là Fast-Fashion hay Secondhand/Used Clothing thì về căn bản, bản chất vẫn là như cũ - không có quá nhiều sự thay đổi. Sự mua sắm vượt qua nhu cầu vẫn diễn ra mạnh mẽ”

Những chiến dịch, phong trào, tiếng nói về bền vững chưa thể chạm và hướng tới được nhóm đối tượng đang ngày càng cuồng nhiệt với chủ nghĩa tiêu dùng. Tuy nhiên những tiếng nói và nỗ lực thầm lặng vẫn diễn ra, với hy vọng sẽ có thể tác động phần nào về nhận thức, còn hành vi của người dùng sẽ là một chặng đường rất dài với những nỗ lực rất lớn để thay đổi.

Hôm nay, chúng ta sẽ tạm thời không kêu gọi người tiêu dùng hành động, mà tiếp cận một khía cạnh khác đó là những thương hiệu thời trang và chuỗi cung ứng của họ đóng vai trò gì trong việc hướng tới bền vững. Họ gặp những rào cản gì nếu muốn tự tin tuyên bố sản phẩm của họ được làm từ 100% nguyên liệu bền vững ?

Theo thống kê trong ngành, có tới 30% vật liệu bền vững có thể bị làm giả - một vấn đề bắt nguồn từ việc ngành thời trang bán lẻ đang thiếu những bên có khả năng cung cấp cho thị trường toàn cầu này. Đồng thời, người tiêu dùng đang đòi hỏi sự minh bạch không chỉ về thành phần của sản phẩm mà còn về toàn bộ vòng đời của chúng từ lúc nó được sản xuất cho đến khi lên kệ hàng. Điều này dẫn đến tình trạng các thương hiệu và nhà bán lẻ đang vội vã đưa ra những cam kết bền vững sâu rộng, trong khi họ chỉ đảm bảo được một phần nhỏ trong cả chuỗi cung ứng.
Các thương hiệu may mặc dường như đang trong một cuộc chạy đua để công bố mục tiêu sử dụng 100% sợi bền vững trong các sản phẩm. Gần đây, Inditex (công ty mẹ của Zara, Massimo Dutti, Pull&Bear…) đã công bố tham vọng đạt được 100% sử dụng sợi bền vững vào năm 2025, và trước đó, Ralph Lauren đã đặt mục tiêu tương tự. Nghiên cứu cho thấy phần lớn 100 thương hiệu hàng đầu đã công bố mục tiêu 100% sợi bền vững trong 3-5 năm tới. Đây là một động thái rất đáng khen ngợi bởi ngành công nghiệp may mặc vốn bị coi là chậm chạp trong việc giải quyết các thách thức xã hội và môi trường.

199736779_2890840057831277_7125553457558113387_n

Tuy nhiên, đối với phần lớn các thương hiệu may mặc, tính minh bạch của chuỗi cung ứng chỉ giới hạn ở các nhà cung cấp Cấp 1 hoặc Cấp 2, như nhà sản xuất hàng may mặc hoặc nhà cung cấp vải thành phẩm. Thật vậy, theo Fashion Revolution, chỉ có 10 trong số 250 thương hiệu may mặc hàng đầu có thể xác định và theo dõi được nhà cung cấp sợi Cấp 4 và Cấp 5.



209227410_2890840167831266_2475343451751497710_n



Có rất nhiều cam kết về CSR (Corporate Social Responsibility) và ESG (Environmental Social and Governance) tuy được công khai nhưng vẫn còn khá lung lay do thiếu tầm nhìn và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Hãy thử hỏi các thương hiệu xem, họ có thể hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình đến cấp độ nào, hãy bắt đầu với những nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất cấp 1, họ có thể đi ngược lại để hiểu về những quy trình diễn ra phía trước của mình chi tiết đến đâu. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu với hơn 100 thương hiệu sản xuất lớn trong vài tháng và cho ra một kết luận khá bất ngờ: ít hơn 5% trong số 100 thương hiệu may mặc toàn cầu hàng đầu có thể theo dõi quá trình sản xuất bộ sưu tập của mình đến nhà cung cấp thứ 4 hoặc thứ 5, tức là những bên cung cấp sợi (yarn). Còn những quy trình trước đó nữa thì họ hoàn toàn không biết!
Hầu hết tất cả thương hiệu đều có khả năng nắm rất rõ những nhà cung cấp cấp 1 của mình (nhà máy vận hành sản xuất hoặc mua thành phẩm). Đôi khi họ có thể nhìn xa hơn, đến cấp 2, là các nhà sản xuất vải thành phẩm, nhưng sau đó nếu nhìn vào cấp 3 đến cấp 5 như máy kéo sợi, nhà sản xuất sợi,… và trang trại - thì đó hoàn toàn là một vùng màu đen. Không ai biết những gì đang diễn ra tại đó.
Từ cấp 2 đến những cấp sâu hơn như 3 - 5 được gọi là khoảng cách thực sự về khả năng hiển thị (tức là các thương hiệu không có dữ liệu về nó). Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng đây là 100 thương hiệu may mặc toàn cầu hàng đầu, những người có nguồn lực đáng kể mà họ có thể đầu tư cho các sáng kiến ​​bền vững của mình. Từ đây thì bạn có thể tưởng tượng được khả năng tiếp cận của các thương hiệu nhỏ hơn đến các thành phần trong quy trình sản xuất của mình có hạn chế như thế nào.

Vì vậy, đó chính là vấn đề mà các thương hiệu gặp và khiến tuyên bố về tính bền vững của một sản phẩm hay thương hiệu có nhiều khả năng bị lung lay: bởi vì tính bền vững của vật liệu được xác định tại điểm xuất xứ. Và rất ít thương hiệu có thể nhìn thấy điều đó trong chuỗi cung ứng của họ.
Vậy làm sao để góp phần giải quyết vấn đề đó, TextileGenesisTM (một nền tảng truy xuất nguồn gốc, sử dụng blockchain) đã ra đời. Họ có một cách tiếp cận mới là sẽ chuyển đổi khối lượng vật lý đó thành mã thông báo kỹ thuật số, lúc này kho hàng vật liệu có thể được theo dõi một cách chính xác là nó đang ở đâu, ở giai đoạn nào. Đầu vào và đầu ra luôn được đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, vì nó đã được mã hoá nên chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh lượng vật liệu đi ra từ điểm nguồn một cách rất dễ dàng. Hiện nay, TextileGenesisTM được tin dùng và sử dụng bởi các thương hiệu lớn như Lenzing, H&M Foundation, WWF, Textile Exchange,…

204815903_2890840191164597_2513792808179362763_n


Bản thân các thương hiệu lớn cũng nỗ lực với bài toán “bền vững” của mình, trong việc theo dõi (tracking) nguyên vật liệu từ đầu vào cho đến đầu ra. Bền vững ở đây được thể hiện ở sự minh bạch, chứ không hẳn phải là môi trường, là nước, là thiên nhiên. Cả một ngành công nghiệp may mặc thế giới trị giá lên đến 2.25 nghìn tỷ đô (dự đoán đến 2025 theo Statista), những nỗ lực để thay đổi dường như không thể là một cá nhân, một tổ chức mà là sự chung tay. Người tiêu dùng có nên tiếp tục chờ đợi các chiến dịch từ các thương hiệu, chờ đợi sự tác động từ các thông điệp đó rồi mới thay đổi hành vi và suy nghĩ của mình ? Hay đến lúc bạn phải tìm kiếm, tổng hợp, phân tích thông tin, và tự cho mình một cái nhìn hợp lí ?
Bài viết tham khảo bài trả lời phỏng vấn của nhà sáng lập TextileGenesisTM - Amit Gautam và tờ báo The Interline


Tin tức liên quan
''Thích'' vs ''Làm'' thời trang
Chất lượng vs Thiết kế
Đồ xấu vs Đồ đẹp
Lịch sử Thời trang và Lịch sử Trang phục