Đồ xấu vs Đồ đẹp
Đồ xấu vs Đồ Đẹp - Good Clothes & Bad Clothes
Như thế nào là “đồ xấu”?
Xấu trong thiết kế tư duy đến hình thức thể hiện
Xấu từ chất liệu đến với đường kim mũi chỉ.
Xấu trong thành phẩm đến giá thành
Và như thế nào mới được gọi là “đồ đẹp”?
Đẹp từ câu chuyện đẹp từ cốt cách, đẹp từ tư duy, đẹp từ gốc.
Đẹp trong chất liệu đến sự tinh tế trong từng chi tiết nhỏ nhất.
Đẹp trong giá, mắc hay rẻ nhưng giá phải được chấp nhận với chất lượng cân bằng.
Vậy làm sao để phân biệt được hai khái niệm “đẹp và xấu”?
1. Tư duy
Nhà thiết kế làm cho thứ xấu nhất cũng trở nên đẹp. Thật là đơn giản.
Thiết kế bắt buộc phải tạo ra kết quả với sự kết hợp của tư duy định hướng (bán cầu não trái) và tầm nhìn sáng tạo (bán cầu não phải). Thiết kế thường được dùng để mô tả một đối tượng hoặc kết quả cụ thể, nhưng theo một nghĩa hẹp như vậy, chúng ta có thể nhận ra điều này không đúng.
Thiết kế, hiểu một cách đúng nhất phải là một quá trình, một hành động; một động từ chứ không phải một danh từ. Thiết kế cũng có thể được coi là một giao thức để giải quyết vấn đề, phát hiện ra cơ hội mới và để đặt nền tảng cho đổi mới.
Thiết kế là một thuộc tính không xuất phát từ tự nhiên và nó không phải là một kỹ năng có được từ khi sinh ra. Tư duy thiết kế sáng tạo và tư duy phản biện phát triển thông qua sự cống hiến không ngừng cho dù bạn là ai và những gì bạn làm được phát xuất từ những khó khăn; được đặt trong sự hiểu biết, học hỏi các nguyên tắc của thiết kế và áp dụng nó một cách hiệu quả.
Không phải mọi “thiết kế” đều xuất sắc chỉ vì một nhà thiết kế đạt được trình độ nghệ thuật được áp dụng hoặc tự nhiên mà có. Thiết kế sáng tạo, thiết kế thời trang thường đòi hỏi các “tác phẩm thiết kế” phải được xem xét ở nhiều mặt như thẩm mỹ, chức năng, và nhiều khía cạnh khác của một đối tượng hay một quá trình. Sự đánh giá này thường đòi hỏi sự nghiên cứu, tư tưởng, xây dựng mô hình, điều chỉnh tương tác, và thiết kế lại.
2. Chiến lược
Chiến lược kinh doanh truyền thống có nguồn gốc từ các mô hình quân sự. Những danh từ dùng trong các công ty như tổng hành dinh - headquarter - trụ sở, nhân viên - officer - sĩ quan, bộ phận tiếp xúc khách hàng - front lines - chiến tuyến, và những động từ diễn tả sự cạnh tranh trong kinh doanh như đối đầu, cạnh tranh, chiếm lấy, vị thế… nghe giống như những động từ dùng trong chiến tranh.
Các doanh nghiệp vạch ra những chiến lược cạnh tranh, tìm mọi cách để tạo ưu thế so với đối thủ cạnh tranh, và chiếm lấy vị thế tốt hơn trong thị trường.
Chiến lược cạnh tranh truyền thống này đã tạo ra những thương trường khốc liệt, với những kết quả như: mất thị phần, giảm lợi nhuận, giảm tăng trưởng. Thiệt hại trong thương trường này cũng được ví như máu đỏ nhuộm chiến trường.
Tuy sự cạnh tranh lẫn nhau đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, nhưng nó không phải là chiến lược duy nhất. Các công ty, thay vì cạnh tranh trên thị trường cũ - màu đỏ, có thể thực hiện chiến lược đại dương xanh - tức là tìm ra thị trường mới, chưa từng được khai phá bởi bất kỳ công ty nào khác.
Chiến lược đại dương xanh không chỉ giúp tránh cạnh tranh mà còn sinh ra những ngành kinh doanh mới với mức lợi nhuận cao. Trong số 108 công ty được nghiên cứu, 86% thực hiện việc mở rộng kinh doanh bằng chiến lược cạnh tranh cổ điển. Những doanh nghiệp này tạo ra 62% doanh số và 39% lợi nhuận trên tổng số các doanh nghiệp được nghiên cứu. Trong khi đó, 14% số công ty còn lại theo đuổi chiến lược đại dương xanh, chiếm 38% doanh số, và đạt đến 61% lợi nhuận.
3. Chất lượng
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập hiện nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xu thế toàn cầu hoá, mở rộng thị trường hơn nhưng cũng làm tăng thêm lượng cung. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn.Yêu cầu về chất lượng của thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng khắt khe. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài rất sinh động, chất lượng sản phẩm cao, chi phí sản xuất hợp lý. Tất cả những điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp một cơ hội và thách thức rất lớn :
- Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn, thu hút người mua và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Do mỗi sản phẩm đều có những thuộc tính khác nhau. Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng hướng đến một thuộc tính nào đó mà họ cho là phù hợp nhất với mình và có sự so sánh với các sản phẩm cùng loại. Bởi vậy sản phẩm có thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng để quyết định lựa chọn mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm làm tăng uy tín, danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp.Điều này có tác động rất lớn tới quyết định lựa chọn mua và dùng sản phẩm của khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm cao là cơ sở cho hoạt động duy trì và mở rộng thị trường, tạo ra sự phát triển lâu dài, bền vững cho các doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động xã hội, giảm phế thải trong sản xuất, nhờ đó giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí, sức lực và còn là giải pháp quan trọng để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận. Trên cơ sở đó chất lượng sản phẩm cao sẽ đảm bảo thống nhất các lợi ích của khách hàng, doanh nghiệp và xã hội.
4. Tiền nào thì giá đó
Đường kim mũi chỉ là cái đầu tiên bạn nên xem xét (bài viết này phân tích trên sản phẩm cao cấp và có chất lượng ), nếu giá trị bạn mua một sản phẩm trên 1,000,000 VND, 10,000,000VND hay 100,000,000VND bạn sẽ cần quan sát về đường kim mũi chỉ. Một người thợ may giỏi sẽ tinh tế trong mũi chỉ trên và dưới, số lượng mũi khâu trong 1 inch sẽ là bao nhiêu, tuỳ theo loại chất liệu khác nhau các độ dày của chỉ và co rút của chỉ cũng thể hiện sự chăm chút của sản phẩm.
Form dáng, hầu hết ai cũng có thể làm thời trang và may một chiếc váy (ví dụ Little Black Dress dáng chữ A) nhưng ít ai có thể tạo ra được một form dáng đẹp cho người mặt thật thay vì là manikin. Copy thì ai cũng có thể, nhưng Copy và tạo ra chất riêng là rất khó nếu không nắm được kỹ thuật thời trang rập cao cấp cũng như rèn luyện kỹ năng. Một sáng tạo trong một bản vẽ có thể rất lung linh và hoành tráng với những nét vẽ và đường nét nhưng ngược lại, khi lên sản phẩm thật là câu chuyện khác.
Nếu 1 + 2 có thành sản phẩm đẹp - xấu hay chất lượng?
Đồ Xấu - thiếu tinh tế trong thiết kế, thiếu chỉnh chu trong form dáng đấy là sản phẩm đang tràn lan trên thị trường cùng cạnh tranh nhau, nếu nhìn quanh trên các thương hiệu và shop online, 1 mẫu thời thượng của COS, có it nhất 20 brands từ Brand NTK đến Brands hội chợ đang cùng nhau làm. Sự khác biệt là đâu bạn hãy lật mặt sau của sản phẩm để cảm nhận:
* Form dáng - Đường Kim - Cutting của sản phẩm đến các chi tiết hoàn thiện.
* Đồ Đẹp - chỉnh chu trong thiết kế, form dáng, tỉ mỉ trong chất liệu.
* Đồ Chất Lượng - Thì như thế nào?
Tiền nào giá đó, có thể vì thế mà chúng ta mass fashion - ready to wear fashion - couture fashion? thị trường và nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đang dần thay dổi, sữ toàn cầu hoá của một thế giới phẳng đang đưa ra nhiều cơ hội.
Và không vì thế mà giáo dục nền tảng lài càng bị sao lãng bằng những truyển thông bạn có thể, nhưng nếu như bạn không có thể thì như thế nào ? tính ứng dụng, mô hình chuyên gia, sự liên kết chuỗi cung ứng chất lượng sẽ giúp được rất nhiều cho một hay nhiều mô hình kinh doanh bền vững dưa trên chất lượng và từ đó sẽ là giá thành.
Nếu ban kinh doanh hay thiết kế thời trang sẽ cần kiến thức, nếu thành công thì 1-5% là sự may mắn, nhưng nếu sự bền bỉ và tính nhất quán bạn có được tư duy chuyên gia để có thể xây dựng và phát triển mọi mặt . Muốn đi nhanh phải có có kiến thức, muốn đi mạnh phải có team có kiến thức, muốn đi xa thì phài có một kế hoạch bền vững.