Công thức cho thời trang thiết kế
Sản phẩm của tất cả brand thời trang thiết kế đều giống nhau. Chính vì thế nên họ không có cho mình lượng khách hàng trung thành.
(Brand thời trang thiết kế thường sẽ có những từ sau trong tên brand: Design, Fashion, Boutique, Clothing...) ???
Bên cạnh tệp khách hàng trẻ “thích tee” thì còn một nhóm tiềm năng không kém trong thị trường hiện nay “CHỊ EM PHỤ NỮ VÀ ĐỒ THIẾT KẾ”
BA đặc điểm mà các bạn dễ bắt gặp hiện nay ở các brand chuyên về “thời trang thiết kế”

Thường sẽ có những từ sau trong tên brand: Design, Fashion, Boutique, Clothing
Hoặc có thể dùng tên của founder hoặc tự nghĩ ra một cái tên “RẤT LẠ”, tạo ấn tượng cho khách hàng rằng đây là những sản phẩm rất fancy, premium, đáng tin tưởng, hàng cao cấp.

Giới tính: Nữ
Mô tả sơ lược:
* Nông thôn: thường là nội trợ, mua để sử dụng cho những dịp đặc biệt (đám cưới, đi du lịch, sinh nhật…). Mức sẵn lòng chi trả 350k - < 700k
* Thành thị:
+ Văn phòng: đôi lúc mặc đi làm, dạo phố, cafe với bạn bè. Mức sẵn lòng chi 500k - 1000k
+ Chủ kinh doanh nhỏ lẻ: vì tính chất công việc, đôi lúc sẽ cần gặp khách hàng, ra ngoài nên sẽ lựa chọn những kiểu trang phục này vì sự nữ tính, sang trọng. Mức sẵn lòng chi >1000k

Điều thu hút ở sản phẩm đối với các nhóm khách hàng này: ĐẸP
ĐẸP được thể hiện THIẾT KẾ. Đa số sẽ là những form dáng được ưu chuộng và “dễ trang trí” qua các mùa khác nhau như chiết eo, hai dây, bodycon, màu sắc (trung tính hoặc là cực kỳ nổi bật), hoạ tiết hoa, ren, cổ/lưng với những đường cut-out táo bạo hoặc những set đồ với công thức áo ôm + quần ống loe/rộng v.v….. Những điều rất “cliche” này có thể được xào từ mùa này qua mùa khác mà không tạo sự nhàm chán.
Chính vì thế nên đặc điểm chung của thời trang thiết kế là các brand không có cho mình lượng khách hàng trung thành. Vì “BẠN XÀO ĐƯỢC, TÔI CŨNG THẾ”. Các brand chỉ cần theo công thức: form dáng phổ biến đã nêu trên + thiết kế có điểm nhấn khác và đầu tư vào concept chụp cũng như model để gia tăng sự khao khát ở khách hàng “NẾU TÔI MẶC THÌ NÓ CŨNG ĐẸP NHƯ MODEL VẬY”. Thế là hàng loạt các “copy có chỉnh sửa” ra đời

Chiếc đầm màu xanh cốm, với chi tiết xếp li ở brand @thecountry_boutique được bán với mức giá hơn 1 triệu. Nó còn được gọi với cái tên riêng 𝑳' 𝑨𝒎𝒐𝒖𝒓 𝑫𝒓𝒆𝒔𝒔 và là hàng mà theo brand là thiết kế độc quyền

Cũng chiếc đầm xanh cốm đó, nay qua tới brand HOIVU với một màu hồng và trắng. Có mức giá thấp hơn

“Quấn vải’ và “trang trí” lên manikin rồi tự cho đó là đẹp và thế là bắt đầu thuê gia công ở xưởng may rồi đưa vào mua bán, họ nghĩ rằng mình sắp trở thành NTK nổi tiếng.
Những điều vừa kể trên lại là biểu hiện của một bệnh nhân mang căn bệnh cuồng tín với tôn chỉ “Thời trang là nghệ thuật, cần phải sáng tạo, phải bay bổng, nó thuộc về vẻ bề ngoài.”
Nếu như không sửa ngay lập tức điều đó, thì không ai dám chắc bạn có thể tồn tại tiếp tục trong giai đoạn covid hiện tại hay không chứ đừng nói câu chuyện tương lai.
Bạn cần phải quay về bản chất ở bên trong đó là kiến thức chuyên môn về kỹ thuật. Nếu cấu trúc kỹ thuật bên trong trang phục không đẹp, phom dáng không tốt thì những gì bạn vẽ hoặc trang trí bên ngoài chỉ là vô nghĩa và kỳ quặc.
Vì vậy hãy học, flat patternmaking đầu tiên để có thể hiểu và thuần thục căn bản kỹ thuật (điều quyết định khách hàng có ở lại với bạn hay không), trước khi học trang trí hay bay bổng của drapping.
Việc học chạy theo những hào nhoáng bên ngoài giống như bạn học trang trí bánh kem mà bỏ qua bài học làm cốt bánh và mong đợi sản phẩm là một chiếc bánh hoàn hảo vậy, rất vô lý phải không?