Cân bằng giữa sáng tạo và thương mại ?

Một bộ sưu tập được coi là thành công là khi nó hội tụ cả 2 yếu tố thương mại và sáng tạo
CÂU TRẢ LỜI NẰM Ở KHÁCH HÀNG
Một bộ sưu tập được coi là thành công là khi nó hội tụ cả 2 yếu tố thương mại và sáng tạo. Nhưng trong ngành thời trang, có một phần lớn các nhà thiết kế đều nhau mày khi nhắc đến "Thương Mại", vì sao vậy?

📌Một phần lý do khiến thuật ngữ 'thương mại' thường không nhận được cái nhìn thiện cảm trong thời trang là vì theo những nhà thiết kế, họ nghĩ "thương mại" đồng nghĩa với "an toàn", "dễ đoán", "buồn tẻ" và "thiếu cảm hứng". Vậy còn các chi phí sản xuất, các hóa đơn và những khoản chi bạn phải trả? Làm thời trang chưa bao giờ là dễ và thực tế là hàng triệu đô phải được chi, để có thể đầu tư làm ra những bộ sưu tập mới, bộ sưu tập mùa trước của bạn phải tìm đi vào tủ quần áo của những thượng đế. Vậy, có cách nào để có thể cân bằng giữa "thương mại" và "sáng tạo"? Cách nào có thể vừa tự do sáng tạo ra những thiết kế mang đậm chất tôi nhưng vẫn đảm bảo doanh thu mỗi tháng?

📌 Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng
Trừ khi bạn thiết kế quần áo chỉ để cho bạn mặc, bạn cần phải hiểu rõ về đối tượng khách hàng, những người trả tiền cho bạn để mặc những sản phẩm bạn thiết kế. Trong những bộ sưu tập mùa trước, có những sản phẩm nào không tiêu thụ được? Có những sản phẩm best seller nào? Đặc điểm chung của những sản phẩm bán chạy nào? Đáp án của những câu hỏi đó có thể là chìa khóa giúp bộ sưu tập tiếp theo của bạn thành công. Ngoài những con số bán hàng mà bạn cần, việc trao đổi và tiếp nhận những ý kiến của những người không mua bộ sưu tập của bạn cũng là một cách nghiên cứu hiệu quả. Những thông tin này có thể giúp bạn bổ sung, định hướng lại ý tưởng sáng tạo, hoặc đổi mới hướng đi của bộ sưu tập để phù hợp với thị hiếu và nhu cầu mua sắm của khách hàng. Đồng thời bạn có thể rèn luyện khả năng dự đoán xu hướng và những hot item mà khách hàng sẽ cần trong tương lai. Điều này sẽ cho bạn sự tự do và phát huy khả năng sáng tạo trong khi vẫn đi một bước trước nhu cầu của khách hàng.

202258513_2884092581839358_41491669885141270_n
@Subtle Studios
PF21 COLLECTION

📌 Độ chi của khách hàng
Với tốc độ phát triển và tầm giá của thời trang nhanh, cơ hội để các thương hiệu thời trang thiết kế chiến thắng trên mặt trận giá cả là rất khó. Bạn có để đặt giá bán sản phẩm cao vì bạn dùng những chất liệu vải cao cấp, hay có những chi tiết thêu tay cầu kỳ, nhưng nếu giá thành quá cao so với túi tiền của đối tượng khách hàng. Những bộ thiết kế hoàn mỹ đó sẽ mãi mãi nằm trong kho.

📌 Những item đặc biệt
Trong mỗi bộ sưu tập bạn cần phải có ít nhất một sản phẩm viral , có thể gọi đây là những item mồi câu kể kéo sự quan tâm của khách hàng tới bộ sưu tập của bạn. Những item này không cần thiết phải có tính ứng dụng cao, nhưng phải có tần số xuất hiện trên mạng xã hội nhiều, nằm trong những bộ ảnh quảng bá, được trưng bày trong cửa hàng. Quan trọng hơn, những item này phải kể lên câu chuyện của bộ sưu và những thông điệp mà bạn muốn nói đến. Sau khi đã có được sự chú ý của khách hàng tới bộ sưu tập, bạn có thể dễ dàng bán những sản phẩm khác có tính ứng dụng cao, giá cả phù hợp với thị trường mass mà mọi người có thể mặc hàng ngày.
Cân bằng giữa sáng tạo và thương mại, đây là thứ mà tất cả các nhà thiết kế đều cố gắng tìm ra cách cân bằng phù hợp. Họ vừa phải tiếp đục thúc đẩy bản thân mình vượt qua những ranh giới và khám phá những ý tưởng mới, trong khi đồng thời vẫn phải điều hành một doanh nghiệp. Thực tế ở đây là, nếu bạn muốn tiếp tục sáng tạo, bạn phải khám phá ra sức hút thương mại của nhãn hàng mình đẻ đảm bảo doanh số, giúp cho thương hiệu của bạn có thể tồn tại và phát triển.

203058634_2884092731839343_2832801963535925363_n

@Tom Ford
F/W 2016
Tin tức liên quan
''Thích'' vs ''Làm'' thời trang
Chất lượng vs Thiết kế
Đồ xấu vs Đồ đẹp
Lịch sử Thời trang và Lịch sử Trang phục