ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG - THIẾT KẾ XƯA - NAY ?

Nhắc đến áo dài, không chỉ riêng Việt Nam ta mà nhiều quốc gia bạn bè thế giới đều biết đến đây là trang phục truyền thống được nhiều người yêu thích. Thậm chí, áo dài còn trở thành một danh từ được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là “trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế 2 tà áo trước và sau, dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài".
Nhắc đến áo dài, không chỉ riêng Việt Nam ta mà nhiều quốc gia bạn bè thế giới đều biết đến đây là trang phục truyền thống được nhiều người yêu thích. Thậm chí, áo dài còn trở thành một danh từ được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là “trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế 2 tà áo trước và sau, dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài".
Chiếc áo dài có lịch sử hình thành lâu dài và không ngừng biến đổi theo thời gian, thời cuộc nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, tôn cao vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt. Ngày nay, bên cạnh áo dài truyền thống, chúng ta còn thường nhắc đến áo dài cách tân, như một “sản phẩm" của sự phát triển theo dòng chảy cuộc sống, thức thời và hiện đại hơn hết.
164815388_2823810664534217_6648192542587519484_n

Tuy nhiên, cũng chính từ đây, chiếc áo dài truyền thống được đặt vào một câu hỏi: “Làm sao để hết lai căng?”, khi ngày càng nhiều những mẫu hình áo dài ra đời, thu hút sự chú ý của mọi người bởi vẻ ngoài khác xa hình dáng nguyên thuỷ của chiếc áo dài.
Theo đó, dù là áo dài ở thời kỳ nào thì cấu tạo của một bộ áo dài “hợp chuẩn" vẫn phải đầy đủ các phần: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần.
Hoạ sĩ Nguyễn Đức Bình - Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt, Chủ nhiệm Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống từng cho biết, ngày càng nhiều các cơ quan, đơn vị và cá nhân thúc đẩy việc quảng bá, nhằm đưa áo dài vào đời sống thực tiễn hàng ngày.
Như trường hợp Sở VHTT Huế thực hiện vận động cán bộ, công chức mặc áo dài trong buổi Lễ chào cờ đầu tháng hồi 9-2020. Hay nghệ sĩ Kim Xuân lên tiếng ủng hộ nam sinh mặc áo dài mỗi sáng thứ Hai sinh hoạt dưới cờ đã kéo theo nhiều tên tuổi khác nữa trong làng giải trí, góp thêm ảnh hưởng để ý tưởng trên thành hiện thực.
Còn TS Hồ Minh Quang - một trường hợp vô cùng đặc biệt khi thường sử dụng áo dài như trang phục mỗi ngày đứng lớp. Được biết, thầy Quang bắt đầu mặc áo dài từ năm 2002, khi còn học tại ĐH Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), vào những dịp biểu diễn văn nghệ, giao lưu cùng bạn bè quốc tế. Khi trở về nước, thầy bắt đầu mặc áo dài khi dạy môn thư pháp từ năm 2012. Đến năm 2017, thầy mặc áo dài khi dạy ở tất cả các bộ môn. Điều này không chỉ khiến sinh viên ngạc nhiên mà còn làm hết thảy mọi người thích thú, bởi sự độc đáo mà thầy Quang đem đến.
165260003_2823810717867545_2478069986628333680_n

Dù vậy, việc giữ gìn chiếc áo dài truyền thống hoặc vấn đề đưa vào đời sống thực tiễn cho đến nay vẫn gặp nhiều ý kiến trái chiều, với sự chú ý đến từ hết thảy các tầng lớp trong xã hội.
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình cũng cho rằng, còn nhiều rào cản, trái chiều là do sự chưa hiểu thấu đáo về giá trị áo dài. Nhiều người có tình yêu với tà áo dài sâu sắc nhưng mặc không đúng hoặc chưa đẹp. Và thêm nhiều yếu tố từ cảnh quan, môi trường… cũng làm cho câu chuyện sử dụng trang phục truyền thống hàng ngày chưa thực sự thuyết phục được số đông mọi người.
Hơn hết, những mẫu áo dài được ưa chuộng hiện này có không ít là những chiếc áo dài cách tân, rời xa bản sắc văn hoá, gây ảnh hưởng đến lòng tin của nhiều người khi nhắc về áo dài truyền thống. Bởi nếu cách tân quá đà, áo dài sẽ trở nên lai căng, tạo thành phiên bản “người lạ ơi" của một dạng trang phục nào đấy, dấy lên lo lắng cho nhiều người. Thậm chí, không ít trường hợp vô tư đến mức còn sử dụng áo dài khi đến các chương trình giao lưu văn hoá, ngoại giao, khiến hình ảnh của chiếc áo thêm “lập loè", khó định hình trong con mắt của bạn bè quốc tế.
165365586_2823810654534218_8122592188120552414_n

Trước tình hình có tính thực tế này, giới nghiên cứu cùng các nhà thiết kế và nghệ nhân đã tập trung bàn luận về những vấn đề cần cải tiến trang phục áo dài truyền thống cũng như áp dụng trong việc quảng bá văn hóa, du lịch ở Việt Nam. Đồng thời, đưa ra công tác bảo tồn di sản này, xác định những yếu tố cơ sở, nhận diện và phân biệt áo dài truyền thống với các loại trang phục khác.
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình cũng nhấn mạnh, cần những việc làm cụ thể để bảo vệ hình ảnh và bản quyền áo dài. Những hình ảnh biến tướng, lai căng từ đó có thể bị loại bỏ, thông qua những buổi hội thảo, toạ đàm, chương trình trình diễn, mà hạt nhân quy tụ chính là tình yêu với áo dài. Qua đó, nhận thức về tà áo dài sẽ được nâng cao hơn, cách ứng xử cũng thay đổi và xem áo dài như một di sản văn hoá cần được trân trọng, gìn giữ và phát huy.  
Tin tức liên quan
KHI CHỌN KINH DOANH THỜI TRANG ?
KỸ THUẬT và/hay MỸ THUẬT
VISUAL MERCHANDISE VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH
CHẤT LIỆU VẢI CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC ?