ADROKABLE = Dorky + Adorable
Vì sao Gen Z “trang điểm lỗ tai” hay “một cô gái Việt chụp bộ hình mà vẫn để lông vùng dưới cánh tay (mà vẫn rất nghệ)” ?
Vì sao Gen Z “trang điểm lỗ tai” hay “một cô gái Việt chụp bộ hình mà vẫn để lông vùng dưới cánh tay (mà vẫn rất nghệ)” ?
Nếu xem xét kỹ lại thì dường như Adorkable đang tồn tại xung quanh ta nhưng ít ai để ý đến và cho nó một cái nhìn mang tính công nhận. Vậy thì nó là gì và tại sao vẫn chưa nhận được sự công nhận, phổ biến rộng rãi? Cùng tìm hiểu nhé


Adorkable là sự kết hợp giữ Dorky (ngố tàu, kì quặc, hơi đụt đụt) và Adorable (đáng yêu, hấp dẫn), nói một cách dễ hiểu hơn thì là một thứ gì đó trông thật khó hiểu, chẳng quen mắt nhưng vẫn rất cuốn hút. Adorkable không giới hạn chỉ trong thời trang, làm đẹp mà còn là lối sống, quan điểm của Gen Z về xã hội, những gì muốn và cần thể hiện. Với thời trang, Adorkable đôi lúc sẽ là những item vintage của những năm 2000, có khi sẽ là cắt xẻ táo bạo và gây khó hiểu cho người xem, nhưng vẫn mang lại một sự cuốn hút lạ thường. Càng nhìn càng thấy thích.
Bảng màu adorkable: tương phản, pastel, và gradient với các điểm màu nổi bật có cá tính mạnh như màu hồng, tím, cam, xanh lá cây, xanh Klein Blue và vàng Gen Z.


Nói ngắn gọn, đây là được gọi là “Thế hệ tạo ra thứ gì đó”, “nhóm những người sáng tạo” hoặc “Thế hệ siêu sáng tạo”, có thể vì mã gen di truyền, nhưng phần lớn là nhờ sự phổ biến của internet. Gen Z là thế hệ số hóa thực sự, thế hệ đầu tiên lớn lên trong kết nối mạng, kết nối với lượng thông tin khổng lồ toàn cầu và ngay lập tức kết nối xã hội với bạn bè, kinh doanh và những tổ chức khác, kể cả người nổi tiếng. Họ sống một cuộc sống “trong ứng dụng” và dán mắt vào các thiết bị liên tục.
Trong khi các thương hiệu bắt đầu tiếp cận khách hàng thông qua mạng xã hội bằng những thông điệp hơi gượng gạo và đôi lúc mang tính ép buộc, thì Gen Z là một màu sắc khác - AUTHENTIC. Họ truyền thông và khuyến khích sử dụng sản phẩm vẫn dựa trên một nhân vật nổi tiếng nào đó, nhưng nó rất thật và không cho thấy sự nỗ lực quảng cáo để bán được sản phẩm dưới mọi hình thức.
Không phải ngẫu nhiên mà các tài khoản Instagram của những nhãn hàng đáng tin cậy, ngoài những câu chuyện cười, meme và tuyên bố chính trị lại luôn được đính kèm với những bức ảnh thực của người tiêu dùng thực sự đang sử dụng thương hiệu của họ trong đời thực.
Chính vì tính xác thực thế nên sự kết hợp tinh vi của DORKY (mang tính thực tế) và ADORABLE (chưa đầy sự khát vọng) rất có lợi. Sự không rõ ràng về bên nào đang thúc đẩy sản phẩm, là thương hiệu hay người tiêu dùng đã cho thấy tiềm năng của Adorkable nếu các thương hiệu biết cách khai thác.
*Case study về Starface đã chứng minh điều trên*

Starcase là một thương hiệu mỹ phẩm như bao thương hiệu khác. Nhưng….Starface không xem việc trị mụn là yếu tố trọng tâm.
Sự thật về Gen Z: Họ không cố gắng, hay nỗ lực che giấu mụn hoặc các vết rạn da của mình. Họ tôn trọng hiện trạng của nó. Gen Z hoàn toàn tự tin với những bức ảnh selfie không trang điểm hoặc một phông nền lộn xộn, thiếu chỉnh chu.
Chiến lược của Starface: một thương hiệu chăm sóc da thuần chay và nói không với những chiến dịch, phong trào trị mụn triệt để, nhằm thúc đẩy ý thức bản thân và chủ nghĩa thực tế. Instagram của họ luôn mang đến thông điệp hài hước và dễ hiểu, chứa đầy meme, truyện cười….
Bắt đầu bởi chiến dịch #freethepimple của Lou Northcote’s 2018, mụn chính thức là chuẩn mực. Trong vài năm gần đây, sự tích cực của cơ thể trở thành hàng đầu trong các chiến dịch làm đẹp. Một làn sóng người mẫu và những người có ảnh hưởng mới đang xóa bỏ sự kỳ thị về kích thước, hình dáng và sự không hoàn hảo của cơ thể, bác bỏ các tiêu chuẩn vẻ đẹp lý tưởng về dáng người gầy và làn da mịn màng hoàn hảo trong quá khứ. Nhìn chung, Gen Z đã một lần nữa chứng minh rằng họ là những kẻ phá vỡ ngành công nghiệp và là thế hệ tiên phong của sự thay đổi
(Để lý giải chi tiết cho những hành vi, tâm lý, yếu tố tác động đến sự khác biệt ở mọi khía cạnh của Gen Z, hãy chờ đợi bài viết sắp tới của VFA)

Trên thế giới có thể kể đến Billie Eillish là người có những item thời trang rất Adorkable

hay mới đây nhất là Doja Cat

Doja Cat rất hay thử nghiệm phong cách đường phố cho những lần xuất hiện của mình, với những item rất chi là Adorkable. Gu thẩm mỹ của cô ấy đã gây ra một cơn sốt trên toàn thế giới và nữ ca sĩ này là một người người không ngừng đẩy mạnh trong việc thử nghiệm những phong cách khác nhau cho vẻ ngoài của mình. Nếu 2010 chúng ta có Lady Gaga, thì 2021 chính là Doja Cat. Nữ ca sĩ giống như một con tắc kè hoa thời trang với những phụ kiện từ tóc giả, giày dép, trang phục hay thậm chí là các concept video âm nhạc. Vẻ ngoài trên thảm đỏ của cô ấy là sự pha trộn của những bộ trang phục tân thời, quái dị nhưng đầy tính thẩm mỹ, và chỉ có Doja Cat mới đủ sự tự tin và hài hước để thể hiện tinh thần của những bộ trang phục đó.
Chẳng hạn như trong sự xuất hiện tại BET Award 2019, cô nàng xuất hiện trong một bộ outfit được làm từ sợi và cuộn len quấn khắp người, phía sau mang một đôi cánh được làm từ lông vũ với toàn bộ là màu hồng chủ đạo. Chưa kể còn là những phụ kiện đi kèm rất chi là “cat” như bờm tai mèo, hay một chiếc móc khoá mèo mang bên tay.

Cái tên tiêu biểu cho phong cách này lẫn Gen Z có lẽ là cô bé Mỹ Anh. Người được truyền cảm hứng bởi nữ ca sĩ Billie Eillish. Trong sản phẩm đầu tay mới ra mắt cách đây không lâu của Mỹ Anh - Pillar, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những item thời trang hoặc những scene mang màu sắc Adorkable. Ví dụ như bộ váy liền thân từ voan, xuyên thấu được kết hợp với chiếc quần ôm với màu vàng nổi bật Hay một chiếc áo dài khoét lưng, nhưng gây ấn tượng mạnh bởi chiếc cánh bướm gắn phía sau. Trong một số scene, cô bạn còn dùng đạo cụ là mây để đội lên đầu, thay vì nón.

Nữ ca sĩ Hoàng Thuỳ Linh trong những lần trở lại gần đây cũng tiên phong cho phong cách Adorkable từ màu sắc MV đến trang phục. Trong MV Kẻ cắp gặp bà già, Adorkable được thể hiện rõ giữa sự kết hợp của yếu tố dân gia và viễn tưởng (Futuristic), tạo nên một tổng thể hơi kỳ quặc nhưng rất bắt mắt theo tinh thần của Adorkable. Một phân đoạn MV lấy cảm hứng từ tranh "Đám cưới chuột", Hoàng Thùy Linh tiếp tục hóa thân trong hình tượng cô dâu chuột với váy ballet màu hồng, phối áo voan tay bồng mang tinh thần trẻ trung và hiện đại. Trang phục của Hồ Hoàng Ca Dao được kết hợp cài đầu tai chuột đính đá, mái tóc tết tím đậm chất Âu Mỹ và đôi sneakers màu sắc. Phía sau là chú ngựa nghe có vẻ truyền thống, nhưng lại có nét trông giống như chú ngựa Pony.

“MV được lấy cảm hứng từ thời Hậu Lê nhưng người xem khó có thể bóc tách, phân định được chính xác thời kỳ nào bởi mọi ranh giới, rào cản đều được xoá nhoà. Chỉ còn tồn tại duy nhất một thế giới giả tưởng được thiết lập, nơi những bộ cánh Pop-Art sặc sỡ được trưng trổ, nơi giao thoa giữa Đông Tây cổ xưa và hiện đại, nơi tự do và sự kỳ dị nhất cất cánh thăng hoa” - Vietnamnet
Đây chính xác là câu nói thuộc về Adorkable, không có ranh giới giữa thực và ảo, hay đâu là hợp lý đâu là phản cảm.
Bên cạnh cá nhân, thì cũng có những tổ chức theo đuổi và ủng hộ Gen Z cho phong cách Adorkable này - The New District
Những brand có mặt tại đây đã nói lên phần nào điều đó như @gumfresh_club, @bobui, @iKonic, @nivarna streetwear, @outfix….. Hoặc những thông điệp mừng Xuân của một mô hình kinh doanh về streetwear như The New District, bạn nghĩ nó sẽ như thế nào ? Cá tính, chất, phóng khoáng…
Nhưng không, đó một hình ảnh không thể truyền thống hơn với 2 màu đỏ thắm - vàng rực và những cành hoa mai ngày Tết. Khi kết hợp với streetstyle thì nó vẫn ổn. Đúng là Adorkable, hoàn toàn là không có ranh giới rạch ròi khi hai thứ tưởng như không liên quan lại có thể dung hoà tuyệt vời cho nhau.
Adorkable thì không thể nào thiếu memo, kênh Instagram của The New District đôi lúc cũng chứa những memo gây cười, theo xu hướng như mùa sale, tết đến, cuối năm…
Hoặc những hình ảnh dùng font chữ như của máy tính hay website thời 1.0

Tuy nhiên như đã nói, Adorkable là sự kết hợp giữa 2 vế là Dorky và Adorable. Vế sau “Adorable” thì ai cũng có thể dễ dàng đón nhận vì sự dễ thương, dễ mến và đáng yêu. Nhưng vế đầu tiên là “Dorky”, lại có một sự nhập nhằng và đôi lúc nếu không vạch rõ được ranh giới thì sự kỳ quặc của Dorky có thể trở thành một điều phản cảm, thô thiển. Ấn tượng đầu tiên của hầu hết mọi người sẽ là khó hiểu, hơi gây lú, nhưng phía sau đó là những thông điệp mà Gen Z nói chung hoặc Mỹ Anh nói riêng muốn truyền tải với mọi người về một thế giới độc đáo, thú vị của một thế hệ gắn liền với internet và những áp lực vô hình. Nếu điều này được truyền tải tốt, thì Adorkbale sẽ dễ dàng tiếp cận với mọi người hơn.
Nhưng chiều ngược lại sẽ mang đến những phản ứng không mong đợi. Chẳng hạn như là Mỹ Anh, cô bé đã có một số hình ảnh về vòng 3 trên mạng xã hội và không được mọi người đó nhận. Điều đó cũng dễ dàng cho thấy, hành trình để phong cách Adorkable được người khác đón nhận có lẽ sẽ cần thời gian vì nó vẫn ẩn chứa sự kì quặc, những điều xa rời với hệ giá trị của đa số con người hiện nay.
Và nên nhớ, trong mắt Gen Z, không có khái niệm thời trang kỳ lạ hay cái này không thể mix với cái kia, tất cả đều qui về Adorkable
Sau khi đọc xong bài viết này, bạn có thử suy nghĩ tại sai Gen Z lại cố gắng theo đuổi phong cách Adorkable ? Và thực chất thế hệ này đang chứa đựng những tiềm lực, bản chất gì mà tất cả mọi người cũng đang bắt đầu nói và dồn sự chú ý? Chờ đợi những bài viết sắp tới của VFA, để cùng hiểu rõ tường tận lý do đằng sau và các thương hiệu thời trang có thể làm được gì ?