12 vị trí ngành thời trang - Thiết kế thời trang

Nhà thiết kế thời trang giống như một công cụ giúp truyền đạt thông điệp và diễn giải lại thông điệp đó thông qua trang phục.

🧵 Nhà Thiết kế thời trang - Khác gì với Giám đốc sáng tạo ? 🧵
(Series Quy trình 12 vị trí trong ngành thời trang)

“Nhiều nhà thiết kế không bao giờ muốn trở thành một giám đốc sáng tạo, họ rất vui khi được tạo ra sản phẩm cho người mặc và tận hưởng cuộc sống của mình mà không bị áp lực với việc là người dẫn đầu”.

Nhà thiết kế thời trang giống như một công cụ giúp truyền đạt thông điệp và diễn giải lại thông điệp đó thông qua trang phục. Đó là lý do tại sao một nhà thiết kế sẽ có hiểu biết hơn về kỹ thuật, các loại vải, chất liệu, phom dáng, đường cắt, v.v. Điều này có nghĩa là kỹ năng của một nhà TKTT tập trung nhiều hơn vào việc truyền tải ý tưởng của người khác hơn là việc hình thành ý tưởng. Tuy nhiên, mỗ tả trên không đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của một TKTT là khô khan và kém thú vị.

Hầu hết các hãng thời trang sẽ thúc đẩy các nhà thiết kế để họ chuyên về một danh mục cụ thể, chẳng hạn như outerwear. Một nhà thiết kế sẽ thực hiện nhiều nghiên cứu cụ thể hơn về một danh mục mà họ đảm nhận, họ bị ám ảnh với những chi tiết và tiểu tiết trong việc thiết kế và tạo ra sản phẩm. Điều này có nghĩa là khi ở vị trí thiết kế càng lâu thì kiến ​​thức và kỹ năng của bạn sẽ được tôi luyện, mài dũa, và sắc bén, dẫn đến việc nếu muốn thay đổi vai trò, công việc ở giai đoạn sau sẽ hơi khó khăn hơn. Rất nhiều nhà thiết kế và giám đốc sáng tạo khởi đầu với những kinh nghiệm tương tự trong các cấp bậc thấp (entry-level), nhưng sau đó sẽ phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau, để tương ứng với những con đường sự nghiệp mà họ lựa chọn.

TKTT khác với một giám đốc sáng tạo. GĐST sẽ có tầm nhìn hoàn chỉnh về một thương hiệu, thường là 360 độ. Họ hiểu sâu sắc (thậm chí đôi khi tạo ra sự thay đổi) sứ mệnh của thương hiệu và cách truyền đạt nó”. Tại LVMH, giám đốc sáng tạo được giao nhiệm vụ tôn vinh di sản của một trong 75 thương hiệu, trong khi nhà thiết kế sẽ đưa ra những ý tưởng mới, sáng tạo thì giám đốc sáng tạo phải đảm bảo lựa chọn những ý tưởng nâng tầm hình ảnh thương hiệu. Khi Jonathan Anderson trình bày dự án của anh ấy với Loewe cho vai trò giám đốc sáng tạo, JW không cho thấy nhiều những silhouette mới, hay những phom dáng nhưng anh đã chia sẻ một tầm nhìn tuyệt vời cho thương hiệu, kể câu chuyện về Loewe với thông điệp và những hình ảnh một cách cẩn thận và đẹp mắt để cho thấy anh ấy muốn đưa thương hiệu đến đâu. Những điều đó ngay lập tức hấp dẫn những nhà kinh doanh và anh là người được lựa dẫn dắt con thuyền Loewe.

=> Có thể nói Giám đốc sáng tạo là người dẫn dắt và hình thành những ý tưởng, concept ban đầu còn chính nhà TKTT sẽ là người hiện thực hoá nó.

214148500_2899974426917840_3349872195229055255_n
Con đường sự nghiệp của một nhà thiết kế thời trang không tuyến tính và cũng không chẳng có công thức. Ví dụ như Alexander Wang, người đã tung ra nhãn hiệu của mình ngay từ khi còn học, hoặc Alessandro Michelfs, người đã làm việc kiên trì tại Gucci từ năm 2002 dưới thời Tom Ford và Frida Giannini trước khi được công nhận là giám đốc sáng tạo của thương hiệu hiện nay. Thật vậy, những nhà thiết kế thành công như Raf Simon và Virgil Abloh của Louis Vuitton không học về thời trang mà học về thiết kế đồ nội thất, kỹ thuật dân dụng và kiến ​​trúc. Tuy nhiên, đừng như thế mà ỷ y hay mảy may cho rằng không học nền tảng bài bản, kiến thức chuyên môn cũng có thể làm thời trang nhé.

Vai trò của vị trí này đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Họ cần phải hiểu được kết cấu, phom dáng của cả thời trang cao cấp, đảm nhận các dòng sản phẩm để quản lý, hiểu biết các công nghệ mới nổi để tận dụng và đặc biệt là hiểu rõ sản phẩm của thương hiệu để biết cách truyền tải thông điệp nhằm thúc đẩy sự hấp dẫn rộng rãi và thu hút những người mua sắm. Ở các vị trí thiết kế trong sản xuất hàng may mặc (trái ngược với thiết kế thời trang), các nhà thiết kế được kỳ vọng sử dụng các công cụ thiết kế kỹ thuật số, chẳng hạn như Adobe Photoshop, InDesign và CAD- hoặc Computer-Aided Design bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển ý tưởng, lên bản vẽ kỹ thuật và tạo mẫu.

Để trở thành TKTT, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ thiết kế rập, thợ may, phát triển chất liệu…miễn là bạn trau dồi cả kinh nghiệm về kỹ thuật, tư duy thiết kế, và kiến thức cần thiết. Bạn cần có kỹ năng kiên trì, nhẫn nại và đam mê trong công việc. Phải có khả năng truyền tải để tinh thần, và thông điệp mình mong muốn đến với khách hàng thông quan sản phẩm và bản sắc của thương hiệu

Chi tiết về vị trí Thiết kế thời trang cũng như Quy trình 12 vị trí trong ngành thời trang sẽ được trình làng trong thời gian tới qua những thước phim do VFA và một tổ chức đặc biệt cùng bắt tay thực hiện nhé

Tin tức liên quan
Làm sao để có được một thương hiệu giá trị?
Lụa, Chất liệu của thời gian
VÀNG TƯƠI "MỚI LẠ" CHO TIFFANY&CO.
SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG NGÀNH BÁN LẺ